Binh lực và kế hoạch Chiến_dịch_Sinyavino_(1942)

Quân đội Liên Xô

Trong suốt năm 1942, quân đội Liên Xô đã tổ chức nhiều đợt tấn công nhằm giải vây cho Leningrad, nhưng đều không thành công. Cho đến sau chiến dịch Lyuban, nằm giữa Phương diện quân LeningradPhương diện quân Volkhov là một cái "cổ chai" với chiều sâu chỉ 16 kilômét (9,9 dặm).[14] Mục tiêu của cuộc tấn công là phá vỡ cái "cổ chai" 16 km ấy để hai phương diện quân gặp nhau và hình thành một hành lang trên bộ nối liền Leningrad với vùng nội địa Liên Xô. Trong thời điểm đó, binh lực của Phương diện quân Leningrad yếu hơn, cho nên đòn tấn công chính do Phương diện quân Volkhov đảm đương, còn Phương diện quân Leningrad chỉ thực hiện các đòn tấn công cục bộ nhằm chiếm giữ các bàn đạp vượt sông Neva. Lực lượng dẫn đầu cuộc tấn công của Phương diện quân Volkhov là Tập đoàn quân số 8, tiếp theo sau là Quân đoàn cận vệ số 4 và Tập đoàn quân xung kích số 2 đi sau cùng.[15]

Hiểu được địa hình phức tạp của chiến trường cũng như hệ thống phòng ngự vững chắc của quân địch, lần ra quân này quân đội Liên Xô được trang bị kỹ lưỡng hơn rất nhiều. Tập đoàn quân số 8 được tăng cường thêm rất nhiều pháo và xe tăng. Trung bình, mỗi sư đoàn ở hàng đầu được tăng cường một lữ đoàn xe tăng, một vài trung đoàn pháo binh và 1-2 trung đoàn hỏa tiễn Katyusha. Điều này giúp cho quân đội Liên Xô có thể triển khai 60-100 khẩu pháo và 5-9 xe tăng trên một km chính diện mặt trận ở hướng tấn công chính. Đồng thời, bộ binh cũng được trang bị một số lượng lớn súng tiểu liên PPD-40PPSh-41. Lực lượng công binh được phối thuộc cho từng trung đoàn pháo binh, có tác dụng làm tăng khả năng cơ động binh lực.[16][17]

Quân đội Đức Quốc xã

[18]

Kế hoạch đánh chiếm Leningrad vào giai đoạn xuân-hè 1942 được Bộ Tư lệnh tối cao quân đội Đức Quốc xã (OKW) phác thảo lần đầu qua chỉ thị số 41 vào ngày 5 tháng 4 năm 1942. Theo chỉ thị này, việc đánh chiếm Leningrad ở phía Bắc và thọc sâu vào khu vực Kavkaz ở phía Nam sẽ là hai mục tiêu chính trong chiến dịch mùa hè 1942 ở mặt trận Xô-Đức.[19]

Trong khi Cụm Tập đoàn quân Trung tâm tổ chức các chiến dịch ghim giữ, phải đánh chiếm Leningrad và nối liền với quân Phần Lan ở phía Bắc, còn ở cánh Nam, phải xuyên phá đến vìng Kavkaz, theo sát với mục tiêu ban đầu trong cuộc hành quân về phía Đông.
— Chỉ thị số 4 của OKW, [20]

Trong cuộc thảo luận với Hitler vào ngày 30 tháng 6 năm 1942, tư lệnh của Cụm Tập đoàn quân Bắc, thống chế Georg von Küchler đã trình cho Hitler một số phương án để hoàn thành mục tiêu đề ra của chỉ thị. Dựa theo kết quả của các cuộc thảo luận đó, Bộ Tư lệnh tối cao Lục quân Đức Quốc xã (OKH) đã bắt đầu điều các lực lượng pháo binh hạng nặng, bao gồm các trung đoàn pháo công thành Gustav, DoraKarl sang hỗ trợ cho việc tiêu diệt các cứ điểm của Liên Xô và pháo đài Kronshtadt. Việc điều quân được hoàn tất vào ngày 23 tháng 7. Cùng hôm đó, Hitler ban hành chỉ thị số 45 yêu cầu Cụm Tập đoàn quân Bắc phải đánh chiếm Leningrad vào đầu tháng Chín. Kế hoạch tấn công được đặt tên là "Ngọn lửa ma thuật" (Feuerzauber). Theo dự kiến, đòn tấn công sẽ do Tập đoàn quân số 11 - vốn đang rảnh rỗi sau khi hoàn tất việc đánh chiếm Sevastopol - thực thi.[21] Đồng thời, OKH cũng tăng cường thêm cho mặt trận này Quân đoàn không quân số 8 để hỗ trợ trên không. Vào ngày 30 tháng 7, chiến dịch được đổi tên thành "Ánh sáng phương Bắc" (tiếng Đức: Nordlicht).[7]

Kế hoạch tấn công của phía Đức yêu cầu cần ba quân đoàn để xuyên phá được phòng tuyến của Hồng quân ở phía Nam Leningrad. Sau đó, một quân đoàn sẽ tiến công và cắt đứt Leningrad khỏi quân đội Liên Xô ở mặt Tây và mặt Nam, còn hai quân đoàn còn lại sẽ vòng qua phía Đông và tiêu diệt Hồng quân ở khu vực giữa sông Neva và hồ Ladoga. Khi các mục tiêu đó hoàn thành xong, quân Đức có thể đánh chiếm Leningrad mà không gặp phải sự kháng cự đáng kể nào.[22]

Việc đánh chiếm thành công Leningrad sẽ giúp quân Đức giải phóng một lực lượng lớn ở đây và có thể thuyên chuyển chúng sang những khu vực khác cần thiết hơn - nhất là trong khoảng thời gian này quân Đức cũng đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công vào phía Nam của Liên Xô. Tập đoàn quân số 11 của Đức, được điều lên phía Bắc, lúc này có binh lực tổng cộng 12 sư đoàn.[7]